Bệnh đau xương cụt và các cách chữa trị bệnh hiệu quả?

Bạn bị đau khớp gối, đau xương cổ tay, bong gân chân và cảm thấy rất khó chịu với bệnh xương khớp đang hành hạ.Căn bệnh thường xuất hiện khi bạn già đi, bị ngã mạnh, béo phì hoặc đang mang bầu. Nhưng đó chưa phải là sự đau đớn nhất cho cơ thể bạn mà phải nói đến bệnh đau xương cụt. Triệu chứng bệnh khiến bạn bị đau ở phần dưới của cột sống, ngay vị trí trên mông. Tìm hiểu về đau xương cụt để biết cách điều trị nếu bạn là 1 trong 4 trường hợp kể trên.

Bệnh đau xương cụt

Bệnh đau xương cụt được tập trung ở phần xương sống dưới cùng, ngay phía trên mông của bạn. Xương cụt nhỏ, nhưng nó rất quan trọng. Nó giúp ổn định lưng bạn khi bạn ngồi. Ngoài ra, nhiều gân, cơ và dây chằng chạy qua khu vực xương này.
Đau từ xương cụt có thể từ nhẹ đến dữ dội. Cơn đau có thể trở nên tồi tệ hơn khi bạn ngồi xuống, đứng lên khỏi ghế hoặc khi bạn ngả người ra sau khi ngồi. Bạn cũng có thể cảm thấy đau nhức khi sử dụng phòng tắm hoặc quan hệ tình dục. Phụ nữ có thể cảm thấy khó chịu trong kỳ kinh nguyệt của họ. Đôi khi, cơn đau có thể bắn xuống chân của bạn. Đứng hoặc đi bộ mới làm giảm áp lực lên xương cụt của bạn và giảm bớt sự khó chịu thay vì ngồi.

Nguyên nhân gây bệnh đau xương cụt

Xương cụt của bạn có thể đã bắt đầu đau sau khi ngồi trên một chiếc ghế cứng hoặc bề mặt không thoải mái khác trong một thời gian dài. Té ngã và các chấn thương khác có thể bầm, trật khớp hoặc gãy xương cụt của bạn. Tuổi tác cao cũng có thể góp phần gây bệnh đau xương cụt.
Trong ba tháng cuối mang bầu , dây chằng kết nối với xương cụt tự nhiên nới lỏng để nhường chỗ cho em bé. Đó là lý do tại sao phụ nữ lại bị đau xương cụt thời gian này, trong lúc đẻ và sau khi sinh. Bạn cũng dễ gặp vấn đề về xương cụt nếu bạn thừa cân. Trong một số ít trường hợp, nguyên nhân gây đau xương cụt lại có thể là nhiễm trùng hoặc khối u trong xương.

Link tham khảo:

Làm gì để điều trị bệnh đau xương cụt?

Bạn nên bác sĩ nếu cơn đau xương cụt nghiêm trọng hoặc kéo dài hơn một vài ngày. Hầu hết trường hợp, đau xương cụt không quá nghiêm trọng. Nó đôi khi có thể là một dấu hiệu của chấn thương. Trong những trường hợp rất hiếm, đau xương sống có thể là dấu hiệu của ung thư xương

Bác sĩ sẽ chụp X - quang hoặc MRI để tìm kiếm các dấu hiệu chấn thương, chẳng hạn như gãy xương, xương lệch hoặc khối u ẩn trong xương. Bác sĩ có thể yêu cầu được chụp X - quang trong tư thế ngồi và đứng để thấy rõ xương cụt của bạn ra sao trong hai trạng thái.

đau xương cụt, xương cụt là gì, nguyên nhân bệnh đau xương cụt, bệnh đau xương cụt, điều trị đau xương cụt
Từ ảnh phim chụp xương cụt, bạn sẽ được kết luận về bệnh đau xương cụt đang ở thể nhẹ hay nặng. Đồng thời, bệnh đau xương cụt nhẹ sẽ được bác sĩ hướng dẫn điều trị bằng liệu pháp uống thuốc. Bạn có thể thử các loại thuốc chống viêm không steroid để giảm bớt sự khó chịu cho đến khi xương cụt của bạn khôi phục. Những loại thuốc này bao gồm ibuprofen (Motrin, Advil) hoặc naproxen (Aleve) và acetaminophen (Tylenol) giúp giảm đau.

Đối với những cơn đau nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể tiêm thuốc gây tê cục bộ hoặc thuốc steroid vào khu vực này. Một số người sẽ được kết hợp giữa tiêm thuốc gây mê và steroid. Bạn cũng có thể dùng uống thuốc chống động kinh để giảm bệnh đau xương cụt. Cơn đau xương cụt mãn tính sẽ đỡ hơn nếu bạn chú ý tư thế ngồi và đứng dậy đúng cách. Bác sĩ cũng sẽ khuyên bạn rằng vật lý trị liệu chính là giải pháp hiệu quả nhất vì nó tăng cường cơ bắp hỗ trợ giữ xương cụt. Trường hợp mọi cách làm trên không có tác dụng, bạn có thể cân nhắc phương pháp phẫu thuật xương cụt.

Mặc dù không có cách chữa bệnh đau xương cụt tức thì, thuốc và các động tác thư giãn xương có thể giúp giảm áp lực gây đau xương khớp, kéo dài các cơ và dây chằng kết nối với xương cụt. Hãy tích cực làm theo lời khuyên từ bác sĩ để không bị những cơn đau nhức triền miên do xương cụt bạn nhé!

Xem thêm:

© Copyright Bệnh đau xương cụt và các cách chữa trị bệnh hiệu quả?